Hồng yến còn được gọi là yến hồng. Tên gọi này xuất phát từ màu sắc của tổ yến, đó là màu hồng cam đặc trưng. Thực tế, không phải lúc nào tổ yến cũng sẽ có màu này, mà đôi khi, màu sắc sẽ biến đổi, từ màu cam vỏ quýt đến màu lòng đỏ trứng gà.
Sự biến đổi màu sắc này được cho là do ảnh hưởng của quá trình hấp thụ oxyde sắt, hàm lượng vi khoáng chất trong tổ yến cũng như sự lên men của nước bọt của chim yến trong quá trình làm tổ.
Đặc điểm của hồng yến
Hồng yến có những đặc điểm rất đặc trưng mà người dùng nhất định phải biết để tránh mua phải yến giả, bị tẩm màu, vừa mất tiền oan, vừa có hại cho sức khỏe.
- Cùng với huyết yến, hồng yến cũng là loại yến sào khan hiếm, quý giá, khó có thể thể tạo ra được bởi các chú chim yến được nuôi trong nhà yến.
- Hồng yến được tạo ra bởi những chú yến đảo ở ngoài đảo xa, nơi vách đá cheo leo, dựng đứng hoặc trong các hang động hiểm trở.
- Tổ yến có màu hồng cam, vàng cam hoặc như màu của lòng đỏ trứng gà. Vì thời gian hấp thu khoáng chất của tổ yến chưa lâu bằng huyết nên không đỏ thẫm như huyết yến.
- Yến hồng có sản lượng ít, việc khai thác lại khó khăn, vất vả nên giá thành cao hơn nhiều bạch yến. Tuy nhiên, so với huyết yến thì mức giá lại “mềm” hơn.
Giá trị dinh dưỡng của hồng yến
Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của yến hồng chính là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm. Đồng thời, cũng giải đáp tại sao giá hồng yến lại các hơn bạch yến.
Thành phần dinh dưỡng của hồng yến
Bản chất của yến sào là nhiều dưỡng chất, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trong đó, hồng yến được cho là có thành phần và giá trị dinh dưỡng cao hơn bạch yến. Cụ thể như sau:
- Hàm lượng protein trong tổ yến hồng rất cao. Ngoài ra, trong tổ yến còn có 18 loại acid amin, khoáng chất đặc biệt quan trọng mà cơ thể con người không thể tổng hợp được.
- Quá trình lên men giữa nước bọt chim yến với các vi khoáng chất trong vách đá giúp gia tăng thành phần dinh dưỡng trong các tổ yến hồng.
- Những dưỡng chất nhất định phải có trong yến hồng bao gồm protein, lycol, Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine,…
Những tác dụng của hồng yến
- Tốt cho hệ thần kinh, giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn và có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời, giảm căng thẳng, mang đến giấc ngủ ngon và sâu.
- Hồng yến cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột ở những người có hệ tiêu hóa yếu, khó hấp thu dưỡng chất.
- Hàm lượng canxi và Phenylalanine trong hồng yến có tác dụng kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D, vì thế, rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ em và ngăn ngừa loãng xương ở người già.
- Hàm lượng protein và Fe trong hồng yến giúp quá trình lưu thông máu huyết trong cơ thể tốt hơn, ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
- Nếu chưng hồng yến với táo đỏ, hạt sen, đường phèn thì đây không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn là bài thuốc bổ phế. Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi, hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh,…
- Hồng yến giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ dưỡng chất, em bé trong bụng phát triển tốt, phòng tránh nguy cơ bị dị tật thai nhi.
- Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật có thể dùng yến hồng để hỗ trợ sức khỏe, mau chóng hồi phục.
- Chị em phụ nữ có thể tăng cường bổ sung yến hồng để ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, mịn màng như thời thanh xuân. Đây vừa là cách để sở hữu làn da đẹp không tỳ vết, vừa tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Các cặp vợ chồng bổ sung yến sào như là cách để gia tăng khả năng sinh lý, giúp đời sống vợ chồng thêm mặn nồng, hạnh phúc.
Cách chế biến hồng yến
Không thể phủ nhận tác dụng của hồng yến đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để đảm bảo mang lại công dụng cao nhất thì bạn cần phải biết cách chế biến.
Đối với yến hồng thô
Yến hồng thô là yến hồng còn nguyên lông, được khai thác từ đảo yến, chưa qua xử lý, làm sạch. Đối với loại yến này, trước khi chế biến, bạn cần dành nhiều thời gian để nhặt hết lông yến và loại bỏ tạp chất trong tổ yến.
Quy trình nhặt lông như sau:
- Ngâm tổ yến trong nước ít nhất 1 giờ hoặc đến khi thấy tổ yến mềm ra.
- Dùng nhíp chuyên dụng để nhặt hết các sợi lông yến trong tổ. Mỗi lần nhặt là nhúng đầu nhíp vào chén nước sạch để lông yến trôi đi.
- Rây yến trong tô nước sạch để loại bỏ hoàn toàn lông kim, bụi bẩn và tạp chất.
- Đem yến đi chế biến.
Đối với yến hồng tinh chế
Yến hồng tinh chế là yến hồng đã được xử lý, làm sạch. Sau khi mua về, bạn chỉ cần đem tai yến ra ngâm với nước, đến khi tai yến mềm ra là có thể mang đi chế biến. Nhờ vậy, tiết kiệm thời gian và công sức cho khâu nhặt lông, làm sạch.
Cách chế biến hồng yến không khác nhiều so với bạch yến, đó là đem đi chưng cách thủy. Nhưng để bảo toàn được dinh dưỡng trong tổ yến, cần lưu ý:
- Ngâm với nước lạnh, tuyệt đối không ngâm yến trong nước nóng hoặc nước sôi.
- Thời gian ngâm yến hồng và yến huyết khoảng từ 45 – 60 phút, không nên ngâm quá 2 giờ.
- Mỗi lần chưng chỉ nên chưng từ 3 – 5g yến, không nên chưng quá nhiều.
- Thời gian chưng hồng yến và huyết yến khoảng từ 50 – 60 phút.
- Quá trình chưng có thể cho thêm đường phèn, táo đỏ, hạt sen, kỷ tử, gừng,… tùy khẩu vị và sở thích. Tuy nhiên, nên cho với lượng vừa đủ, không cho quá nhiều vì có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của yến cũng như “lấn át” mùi vị đặc trưng của yến chưng.
- Trường hợp muốn sử dụng hồng yến trong các món gà hầm yến, bồ câu hầm yến,… thì cũng nên chưng yến riêng trong thố, sau đó mới cho vào món ăn ở bước sau cùng. Nếu không có thời gian chưng riêng thì chỉ nên cho yến vào sau khi món ăn đã gần chín và tiếp tục đun thêm 15 – 20 phút.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.